THÔNG TIN XÂY DỰNG

 DỰ TOÁN XÂY DỰNG LÀ GÌ? VÌ SAO KHÔNG THỂ THIẾU TRONG QUY TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ Ở - XÂY NHÀ TRỌN GÓI AN GIANG, ĐỒNG THÁP, CẦN THƠ

DỰ TOÁN XÂY DỰNG LÀ GÌ? VÌ SAO KHÔNG THỂ THIẾU TRONG QUY TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ Ở - XÂY NHÀ TRỌN GÓI AN GIANG, ĐỒNG THÁP, CẦN THƠ

Dự toán xây dựng là việc xác định ước tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng một công trình cụ thể. Đối với dịch vụ xây nhà trọn gói An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ… của Thanh Phong An Giang, việc lên dự toán xây dựng luôn được quan tâm cẩn trọng, giúp khách hàng an tâm trước khi tiến đến chốt tổng chi phí xây dựng cụ thể cho ngôi nhà mà gia đình mong muốn.

Dự toán xây dựng thường sẽ được tính toán thuận lợi hơn, chính xác hơn, gọn gàng hơn khi khách chọn được công ty xây dựng thực hiện xây dựng trọn gói uy tín. Khi tính toán dưới góc độ xây dựng trọn gói thì đương nhiên các khâu được tính toán từ tổng quan đến chi tiết sẽ ít sơ sót hơn.

Dự toán xây dựng được tính ở giai đoạn sau khi đã có bản vẽ thiết kế kỹ thuật chi tiết, đầy đủ, chốt được bản vẽ và chủng loại vật liệu xây dựng. Khi khách hàng chọn lựa dịch vụ xây dựng trọn gói An Giang, xây dựng trọn gói Đồng Tháp, hay Cần Thơ của Thanh Phong An Giang, sau khi tư vấn, nhận thông tin yêu cầu từ khách hàng, tiến hành bản vẽ kỹ thuật, và các phương án xây dựng cụ thể, kỹ sư xây dựng sẽ gửi bảng dự toán chi phí xây dựng đến khách hàng. Trước đó, khi tư vấn, chi phí sẽ được báo như giá xây dựng trên mét vuông, tổng chi phí xây dựng trọn gói trên diện tích yêu cầu chỉ là con số hạo tính chi phí. Chi phí xây dựng trọn gói chỉ chính xác hơn, cụ thể sau khi chốt bản vẽ mới được gọi là dự toán xây dựng.

Nhà thầu xây nhà trọn gói uy tín sẽ có bước hạo chi phí khá gần so với con số dự toán xây dựng, chứ không chênh lệch nhiều.

Dự toán xây dựng được tính toán bao gồm: Giá trị dự toán xây lắp, giá trị dự toán mua sắm trang thiết bị, chi phí khác và các chi phí dự phòng.

  1. Giá trị dự toán xây lắp trong dự toán xây dựng bao gồm: Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành (nếu có); Chi phí xây dựng các hạng mục công trình; Chi phí lắp đặt thiết bị (đối với thiết bị cần lắp đặt); Chi phí lắp đặt thiết bị phi tiêu chuẩn (nếu có); Chi phí di chuyển lớn thiết bị thi công và lực lượng xây dựng (trong trường hợp chỉ định thầu nếu có);

  2. Giá trị dự toán mua sắm trang thiết bị trong dự toán xây dựng bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất gia công (nếu có) các trang thiết bị phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt của công trình (bao gồm thiết bị lắp đặt và không cần lắp đặt); Chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình; Thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình. Đối với xây dựng nhà ở trọn gói, không bao gồm nội thất thì sẽ không cần mục này.

  3. Chi phí khác trong dự toán xây dựng bao gồm: Tùy vào nhu cầu và trường hợp, đối với nhà ở thì một số mục không có.

+ Chi phí cho công tác đầu tư, khảo sát, thu nhập số liệu... phục vụ cho công tác lập báo cáo tiền khả thi và khả thi đối với các dự án nhóm A hoặc nhóm B (nếu cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư yêu cầu) báo cáo nghiên cứu khả thi nói chung và các dự án chỉ thực hiện lập báo cáo đầu tư.

+ Chi phí cho hoạt động tư vấn đầu tư: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, thẩm tra xét duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi.

+ Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đến dự án (đối với các dự án nhóm A và dự án có yêu cầu đặc biệt).

+ Chi phí cho công tác tuyên truyền, quảng cáo dự án.

+ Chi phí khởi động công trình (nếu có).

+ Chi phí đền bù đất đai, hoa màu, nhà cửa, vật kiến trúc, mồ mả... chi phí cho việc tổ chức thực hiện quá trình đền bù, di chuyển dân cư, các công trình trên mặt bằng xây dựng, chi phí cho công tác tái định cư và phục hồi.

+ Tiền thuê đất hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất.

+ Chi phí phá dỡ vật kiến trúc cũ và thu dọn mặt bằng xây dựng.

+ Chi phí khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng.

+ Chi phí tư vấn thẩm định thiết kế, dự toán công trình.

+ Chi phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí cho việc phân tích đánh giá kết quả đấu thầu xây lắp, mua sắm vật tư thiết bị, chi phí giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị.

+ Chi phí ban quản lý dự án.

+ Một số chi phí khác như: Bảo vệ an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng, kiểm định vật liệu đưa vào công trình, chi phí lập, thẩm tra đơn giá dự toán, chi phí quản lý, chi phí xây dựng công trình, chi phí bảo hiểm công trình, lệ phí địa chính.

+ Chi phí thực hiện quy đổi vốn, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình.

+ Chi phí tháo dỡ công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm...(trừ giá trị thu hồi).

+ Chi phí thu dọn vệ sinh công trình, tổ chức nghiệm thu, khánh thành và bàn giao công trình.

+ Chi phí đào tạo cán bộ quản lý sản xuất và công nhân kỹ thuật (nếu có).

+ Chi phí nguyên liệu, năng lượng, nhân lực, thiết bị cho quá trình chạy thử không tải và có tải (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được).

  1. Chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng là khoản chí phí để dự trù cho các khối lượng phát sinh do thay đổi thiết kế hợp lý theo yêu cầu của chủ đầu tư được cấp có thẩm quyền chấp nhận, khối lượng phát sinh do các yếu tố không lường trước được, dự phòng do yếu tố trượt giá trong quá trình thực hiện dự án.

Xây dựng Thanh Phong An Giang luôn ngay đây lắng nghe và cung cấp thông tin hữu ích về xây dựng để công đồng quan tâm lĩnh vực này.

Xây dựng Thanh Phong An Giang - Chuyên gia xây dựng của bạn - Chuyên xây nhà trọn gói An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ.

Bài viết có tham khảo nội dung chuyên môn từ web THAO CHI - Dự toán xây dựng, bài viết của Minh Khuê.

Share this post


0812 415 415